DANH SÁCH HÀNG CẤM CẦN LƯU Ý KHI ĐẶT MUA

  • HÀNG CẤM VẬN CHUYỂN LÀ GÌ?

Những mặt hàng cấm vận chuyển là những mặt hàng có nguy cơ gây hậu quả xấu đối với xã hội, an ninh, kinh tế, chính trị và môi trường của Việt Nam. Việc cấm vận chuyển sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Cơ quan an ninh và cảnh sát giao thông là đối tượng trực tiếp xử lý các trường hợp vi phạm.
Vận chuyển hàng cấm là hành vi đưa hàng cấm từ địa điểm này tới địa điểm khác bằng các hình thức khác nhau. Những người vận chuyển hàng cấm sẽ bị xử phạt bởi cơ quan hữu trách. Hình phạt sẽ được định lượng tương ứng với mức độ và hành vi vận chuyển

DANH MỤC CÁC LOẠI HÀNG HÓA CẤM VẬN CHUYỂN TẠI VIỆT NAM

* Các sản phẩm cấm đặt:
  • + Các loại vật phẩm hàng hóa quốc cấm như ma túy, chất kích thích thần kinh… gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người
  • + Vũ khí đạn dược, trang thiết bị quân sự, và các sản phẩm tự vệ cá nhân: dao, súng, côn, kiếm,…hoặc những đồ vật sắc nhọn
  • + Văn hóa phẩm đồi trụy, ấn phẩm tài liệu phản động, chống phá nước CHXHCN Việt Nam
  • + Các chất dễ cháy nổ, làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường: bật lửa có ga, xăng, dầu, pháo, các chất dễ gây cháy nổ
  • + Dung dịch, chất lỏng, hóa chất…
  • + Lương thực, thực phẩm, thực phẩm chức năng
  • + Hóa mỹ phẩm: dầu gội sữa tắm, kem dưỡng da, son phấn… (dùng cho con người => rủi ro bệnh tật, dị ứng..)
  • + Các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, hoặc dùng trong thẩm mỹ dành cho con người: răng giả, kính áp tròng…
  • + Các loại sinh vật sống bao gồm cả động thực vật
  • + Các loại hoa sáp (công ty không nhận đặt vì rủi ro hỏng hàng, ngấm nước trong quá trình vận chuyển rất cao)
*Lưu ý:
  • – Những mặt hàng là vật liệu cứng, dễ gãy, dễ hư hỏng, móp méo trong quá trình vận chuyển
  • – Hàng siêu dễ vỡ: Kính, đồ thủy tinh, sành, sứ, nhựa cứng,…
  • – Hàng dễ vỡ: Đồ gỗ, nhôm, nhựa, kim loại, phù tùng, đồ gia dụng,…
  • – Hàng cồng kềnh, rỗng trong: Vali, tủ, giỏ nhựa,…
  • – Hàng điện tử: Tivi, màn hình, điện thoại, đồng hồ,…(Bao gồm các thiết bị có vi mạch, dây dẫn điện, từ tính…)
  • + Phải thỏa thuận chỉ đặt khi khách hàng chấp nhận mọi rủi ro và đồng ý gửi đơn đặt hàng, Báo kho Trung Quốc xem xét phương pháp vận chuyển trước khi nhận đơn đặt hàng*Các sản phẩm cấm đặt( không thể vận chuyển):
  • – Các loại hoa sáp, sản phẩm bằng sáp -> Dễ hỏng nát trong quá trình vận chuyển
  • – Các loại mỹ phẩm -> Ảnh hưởng sức khỏe
  • – Các sản phẩm có tính sát thương, vũ khí -> Cấm vận chuyển
  • – Các loại đồ chơi có ảnh hưởng tới sức khỏe con người:Đèn laser đốt cháy, súng bắn hạt, đồ chơi bằng nhựa dẻo, trò chơi bạo lực -> Cấm vận chuyển
  • – Đèn,dùi cui giật điện tự vệ cá nhân ->Cấm vận chuyển
  • – Các chất dễ cháy nổ, làm mất vệ sinh,gây ô nhiễm môi trường:bật lửa có ga, nến, diêm, xăng dầu, pháo…
  • – Các loại sinh vật sống bao gồm tất cả động, thực vật sống
  • – Sản phẩm dạng bột, cát:Hiểu nhầm hàng cấm -> Tất cả dạng bột không nhận đặt
  • – Sách vở có in chữ, tạp chí
  • – Sản phẩm nhái thương hiệu nổi tiếng
  • *Các sản phẩm có thể đặt(cần phải thỏa thuận với khách hàng và kho Trung Quốc phương thức cách bảo quản)
  • – Hoa mạ vàng -> khách phải đóng kiện mới nhận
  • – Hương thơm (dùng để thắp): dễ biến dạng , ngấm nước -> có bao đựng dạng hộp nhựa mới đặt
  • – Quạt: Dễ vỡ -> Chỉ nhận vận chuyển với điều kiện shop tháo rời bộ phận khi đóng hàng và khách đóng kiện gỗ
  • – Các loại Xe điện đồ chơi trẻ em(loại to có thể ngồi):Dễ vỡ -> Chỉ nhận vận chuyển với điều kiện shop tháo rời từng bộ phận khi đóng hàng ,gia cố chắc chắn và khách đóng kiện gỗ
  • – Hoa khô, Hóa Giấy, Nhựa, Vải -> được đặt nhưng phải bọc túi chống thấm và phải báo trước với kho
  • – Đất nặn: Nếu ngấm nước dây bẩn sang sản phẩm khác -> được đặt nhưng phải bọc túi chống thấm và phải báo trước với kho
  • – Bút màu nước: Vỡ dây bẩn sang sản phẩm khác -> được đặt nhưng phải bọc túi chống thấm và phải báo trước với kho
  • – Mực sáp: Vỡ dây bẩn sang sản phẩm khác -> được đặt nhưng phải bọc túi chống thấm và phải báo trước với kho
  • – Bật lửa hình cứu hỏa trong có dầu: Vỡ dây bẩn sang sản phẩm khác -> được đặt nhưng phải bọc túi chống thấm và phải báo trước với kho
  • – Nhiệt kế thủy ngân
  • –Tủ đựng xì gà, rượu: Dễ vỡ trong quá trình vận chuyển -> Shop xưởng phải đóng hộp gia cố chắc chắn và báo kho xác nhận trước khi đặt hàng
  • – Tủ lavabo phòng tắm: Dễ vỡ trong quá trình vận chuyển -> Shop xưởng phải đóng hộp gia cố chắc chắn và báo kho xác nhận trước khi đặt hàng
  • – Tượng sứ: Dễ vỡ trong quá trình vận chuyển -> Shop xưởng phải đóng hộp gia cố chắc chắn và báo kho xác nhận trước khi đặt hàng
  • – Các loại đàn gỗ: Dễ vỡ trong quá trình vận chuyển -> Shop xưởng phải đóng hộp gia cố chắc chắn và báo kho xác nhận trước khi đặt hàng

HÀNG HÓA NGUY HIỂM ĐƯỢC VẬN CHUYỂN CÓ GIỚI HẠN DƯỚI DẠNG HÀNH LÝ THEO ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

  1. Bình xịt chứa khí ở phân hạng 2.2 (không cháy, không độc)
  2. Thuốc và vật dùng trong vệ sinh
  3. Thức uống có cồn (chỉ chấp nhận loại được bán tại các cửa hàng miễn thuế trong sân bay)
  4. Bình khí oxit cacbon
  5. Đồ dùng điện có pin lithium hoặc lithium ion hoặc ắc quy
  6. Dụng cụ uốn tóc có chứa khí hydrocarbon
  7. Cặp nhiệt độ nhỏ dùng trong y tế.
  8. Các thiết bị phát sóng dùng trong y tế (máy trợ tim)
  9. Diêm an toàn và bật lửa

HÀNG HÓA NGUY HIỂM CẤM VẬN CHUYỂN THEO ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Cục An toàn hàng không dân dụng quy định cấm vận chuyển tất cả các loại hàng hóa nguy hiểm trên máy bay.

Jetstar không thể vận chuyển Đá Khô trên bất cứ chuyến bay nào

Súng không được chấp nhận trên các chuyến bay của Jetstar Asia (3K) hoặc Jetstar Japan (GK).

Jetstar Japan (GK) không cho phép mang kiếm theo quy định của Đạo Luật Kiểm Soát Việc Sở Hữu súng và kiếm.

Vật dụng có tác dụng vô hiệu hóa như gậy hoặc bình xịt hơi cay…trong đó có chứa chất kích thích sẽ bị cấm mang theo người , theo hành lý xách tay hoặc hành lý ký gởi. Vũ khí sốc điện (ví dụ Tasers), chứa chất gây nguy hiểm như chất nổ, khí nén, pin lithium bị cấm mang theo hành lý xách tay, hành lý ký gửi hoặc mang theo người Cặp an toàn, hộp chứa tiền, túi đựng tiền có chứa chất gây nguy hiểm như pin lithium hoặc thiết bị bắn pháo hoàn toàn bị cấm Đạn dược (đạn cho vũ khí), Đối với các loại bếp lò du lịch, bình chứa nhiên liệu (nhiên liệu lỏng, dễ cháy), và bình nhiên liệu rỗng. Xem thêm chi tiết. Đối với xe lăn dùng pin hoặc các thiết bị hỗ trợ di động tương tự khác dùng non-spillable pin (pin ko sạc, pin khô) Khí áp kế thủy ngân hoặc nhiệt kế được mang theo bởi đại diện của một cơ quan thời tiết của chính phủ hoặc cơ quan chính thức tương tự. Xem chi tiết. Pin Lithium-ion dùng cho các thiết bị điện tử (cầm tay) quy định có công suất từ 100Wh đến 160Wh. Chỉ được mang theo tối đa 2 cục pin dự trữ trong hành lý xách tay Balo cứu hộ được trang bị với một súng bắn pháo hoa dưới 200mg và dưới 250mg khí nén. Các loại vật dụng tỏa nhiệt như đèn lặn đồ hàn sắt. Đá khô Bình chứa oxi hoặc khí dùng cho mục đích y tế.

Lưu ý: Vật chứa oxi lỏng bị cấm chuyên chở.

Những vật dụng điện tử xách tay dùng trong y tế ( …) chứa lithium kim loại hoặc phân tử lithium hoặc pin

Các vật dụng chứa các chất Không phóng xạ hoặc các thuốc vệ sinh như thuốc xịt tóc, nước hoa, và các loại thuốc có chứa cồn.

Thức uống có cồn

Bóng đèn tiết kiệm năng lượng được đóng gói theo kiểu bán lẻ Bình khí không gây cháy, không gây độc hại được dùng cho mục đích phẫu thuật chân.

Dụng cụ uốn tóc chứa khí hydrocarbon

Nhiệt kế y tế có chứa thủy ngân

Máy trợ tim hoặc các thiết bị khác, chạy bằng pin lithium…là các thiết bị điều trị y tế

Diêm hoặc bật lửa

Tất cả các loại xe lăn điện

-> Cần phải có sự phê duyệt của Jetstar thông qua các quy định đối với hàng hóa nguy hiểm trước khi được mang lên máy bay.

Hàng cấm theo Nghị định 18713CP:

1,Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. (Bộ Quốc phòng công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
2 ,Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông. (Bộ Công an hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
3 ,Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:
  • a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo.
  • b) Hàng điện tử.
  • c) Hàng điện lạnh.
  • d) Hàng điện gia dụng.
  • đ) Thiết bị y tế.
  • e) Hàng trang trí nội thất.
  • g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác. (Bộ Công Thương cụ thể hóa mặt hàng từ Điểm a đến Điểm g nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
  • h) Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. (Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
4,
  • a) Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam
  • b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
  • c) Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện. (Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
5, Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
6,
  • a) Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.
  • b) Các loại ô tô và bộ linh kiện lắp ráp ô tô bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
  • c) Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. (Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
7, Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:
  • a) Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy. b) Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới).
  • c) Ô tô các loại đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
  • d) Ô tô cứu thương. (Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm d nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
  • đ) Xe đạp.
  • e) Mô tô, xe gắn máy. (Bộ Công Thương công bố danh mục cụ thể từ Điểm đ đến Điểm e nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
8, Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, căn cứ phạm vi trách nhiệm được giao, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
9 ,Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
10, Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C. (Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
11, Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. (Bộ Xây dựng công bố danh mục cụ thể và ghi rõ mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
12,
  • a) Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
  • b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.